Tin tức
Bất động sản Việt Nam và bài học từ cà phê Trung Nguyên

Ngày đăng: 15/03/2013

Bất động sản Việt Nam và bài học từ cà phê Trung Nguyên

Bất động sản Việt Nam và bài học từ cà phê Trung Nguyên

Theo chân Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Việt Âu Hòa Bình cũng đang khởi động kế hoạch bán 35% cổ phần.

Trung Nguyên và Starbucks nổi lên như một trong những cuộc đua về kinh doanh trên thường trường đầy thử thách cho cả hai bên, chưa biết cuộc đua này kết thúc như thế nào nhưng sẽ có nhiều bài học để các DN tự rút ra cho mình khi nhìn vào cuộc đua này.

Vừa qua, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch tập đoàn cà phê Trung Nguyên tuyên bố sẽ bán 15% cổ phần của doanh nghiệp để tập trung nguồn vốn tấn công vào thị trường cà phê Mỹ. Với chiến lược này của Trung Nguyên, chắc hẳn có không ít các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ tự rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình, nhất là trong giai đoạn các tập đoàn nước ngoài đang chầu chực cơ hội để tiến vào.

Đầu tiên, có thể thấy rõ ràng mục đích của cà phê Trung Nguyên khi bán cổ phần là nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh, để có đủ tiềm lực cạnh tranh với Starbucks, một tập đoàn hiện có hơn 17.651 cửa hàng trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, Trung Nguyên có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư cũng như thêm nhiều nhân tài hội tụ nhằm hỗ trợ cho cuộc chiến này. Cuối cùng, bà Trần Hoài An, giám đốc chi nhánh một tập đoàn quốc tế Nha Trang đã từng nói: “Hiện tại, chưa biết cuộc đua giữa Trung Nguyên và Starbucks sẽ kết thúc như thế nào, nhưng việc ông Vũ muốn tăng nguồn vốn để tấn công ngược lại thị trường cà phê Mỹ, vốn là sân nhà của Starbucks, là một cách phòng thủ tốt nhất.

Câu chuyện về Trung Nguyên và Starbucks khiến chúng ta suy nghĩ đến thực trạng cũng như những thương vụ thâu tóm gần đây về bất động sản Việt Nam. Những câu chuyện tương tự cũng đang diễn ra tương tự tại thị trường bất động sản Việt Nam.

Mới đây, một tập đoàn về bất động sản của Nhật là Toyoko Inn sẽ chính thức xâm nhập vào Việt Namvới kế hoạch xây dựng 100 khách sạn 3 sao ở Việt Nam,

Anh Hải, một người kinh doanh bất động sản phân tích: “Tuy Toyoko Inn không có thương nhiệu quốc tế như Starbucks nhưng họ vẫn là một tập đoàn sở hữu chuỗi khách sạn 3 sao lớn nhất tại Nhật Bản. Không những thế, với kinh nghiệm, thành công trong quá khứ cộng với nguồn tài chính dồi dào, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải cẩn trọng với đối thủ mang tên Toyoko Inn Inn này.

Vào cuối năm 2012 mới đây, một tập đoàn BĐS lớn khác ở Malaysia cũng đã công bố mua lại 40% từ đối tác trong nước để sở hữu 100% dự án Park City Hanoi có quy mô 77,4ha, đó là Công ty Perdana ParkCity (thuộc Tập đoàn Samling của Malaysia)

Theo chân Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Việt Âu Hòa Bình cũng đang khởi động kế hoạch bán 35% cổ phần của mình để tập trung mọi nguồn lực nhằm xây dựng một khu khách sạn nghỉ dưỡng 4 sao cùng hàng chục căn biệt thự sinh thái mang đậm chất phong cách châu Âu cổ.

Đại diện của Công ty Cổ phần Việt Âu Hòa Bình cho hay: “Với khu nghỉ dưỡng sinh thái 4 sao như thế này, chúng tôi tin rằng sẽ tạo ra một thương hiệu đẳng cấp, nhắm tới một phân khúc thị trường riêng biệt và hoàn toàn vượt trội so với chuỗi khách sạn 3 sao của Toyoko Inn.”

Trước áp lực của Toyoko Inn cùng với bài học từ Trung Nguyên, có lẽ không ai có thể chối cãi được một xu thế kinh doanh tất yếu hiện tại của các doanh nghiệp Việt Nam là tìm đối tác kinh doanh góp vốn và làm ăn chung.

Bên cạnh đó, một hình thức kinh doanh khác mà các công ty bất động sản đang nhắm tới là chuyển đổi từ hình thức bán nhà ở sang đầu tư, khai thác mặt bằng để xây dựng các khu trung tâm thương mại, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, hiện đại và tiện nghi.

Thu Hiền


Theo TTVN