Tên dự án |
: |
Dự Án Khang An - Phú Hữu mở rộng Q.9. |
Vị trí dự án |
: |
Phường Phú Hữu, Quận 9: Ngã tư đường Cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây (Đại lộ Đông - Tây nối dài) và đường Vành Đai Phía Đông. |
Hình thức quản lý dự án |
: |
Khang An tự quản lý. |
Thông tin đang cập nhật ...
Đã bồi thường được khoảng 80% trên tổng diện tích xin mở rộng (theo Công văn số 02/2009/CV ngày 07/01/2009 của Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Khang An).
Tiến độ thực hiện dự án: Công ty đang lập quy hoạch thành khu căn hộ Khang An-Phú Hữu (mở rộng).
Thời gian bắt đầu xây dựng: 2012.
Thời gian xây dựng dự kiến: 2012 - 2015.
Khoảng 2,41 ha để xây dựng căn hộ chung cư, trung tâm thương mại, công trình công cộng (Dự án này được mở rộng bên cạnh dự án Khang An – Phú Hữu).
Nguồn vốn đầu tư dự kiến: Vốn tự có, vốn vay và vốn ứng trước của khách hàng.
Công văn số 02/2009/CV của Công ty TNHH Khang An về việc xin phép đầu tư dự án khu dân cư mở rộng tại P. Phú Hữu, Q.9, Tp.HCM.
Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2008 của UBND Quận 9 về việc duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư phía Bắc đường Cao tốc Tp.HCM - Long Thành Dầu Giây tại P. Phú Hữu, Q.9
Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây
Đại Lộ Đông – Tây
Thế là sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng con đường chiến lược, đại lộ Đông - Tâycủa TP.HCM, cũng đã được khởi công vào ngày 31/1/2005. Đây là tin vui lớn đối với mọi công dân thành phố. |
|||
Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ hơn nữa". Thủ tướng gửi gắm và đề nghị chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các lực lượng thi công, tư vấn giám sát thực hiện nghiêm túc, chính xác kỹ thuật dự án đại lộ Đông Tây, đặc biệt là đường hầm Thủ Thiêm.
Con đường tơ lụa!
Dự án đại lộ Đông Tây tạo tiền đề cho việc giãn dân cư đô thị về phía Đông và phía Nam thành phố, đặc biệt góp phần quan trọng hình thành trung tâm thương mại mới ở Thủ Thiêm thuộc quận 2. Từ trước đến nay, mặc dù ở bên kia bờ con sông Sài Gòn, nhưng Thủ Thiêm là một bán đảo gần như cô lập với TP.HCM, vì giao thông trắc trở. Vì vậy, con đường hầm dài 1,49km của dự án cùng với 5 cây cầu sẽ đưa bán đảo Thủ Thiêm với diện tích 737ha nối liền với trung tâm thành phố và trở thành trung tâm của thành phố trong tương lai, khi TP.HCM xác định sẽ phát triển về hướng đông và hướng nam . Đại lộ Đông - Tây được coi là điểm nhấn quan trọng nhất của cửa ngõ đi vào Thủ Thiêm.
Hầm vượt sông Sài Gòn sẽ được thực hiện theo phương án hầm dìm. Phương pháp này có nhiều ưu thế hơn do có thể tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng và thời gian thi công. Cùng lúc với việc đào hầm, các cấu kiện cơ bản như khung hầm sẽ được đúc sẵn, sau đó đưa đến vị trí đã đào đủ độ sâu để đánh chìm xuống. Trường hợp làm hầm đào thì phải đổ bê-tông dưới nước, mất thời gian hơn rất nhiều. Một ưu điểm khác là chiều dài hầm dìm chỉ bằng 1/3 so với hầm đào; khoảng cách từ đỉnh hầm đến đáy sông chỉ 3-4m trong khi với hầm đào khoảng cách này sâu hơn gấp nhiều lần.
|
(TTQH tổng hợp)
Sân bay quốc tế Long Thành
Dự án Cảng Hàng không quốc tế mới Long thành được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chính thức phê duyệt Quy hoạch vị trí, quy mô và phân khu chức năng trong Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 20/7/2005. Ngày 19/12/2006, Cụm cảng Hàng không Miền Nam đã phối hợp với UBND Tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ công bố quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo Quyết định trên, cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được xây dựng trên khu đất có diện tích 5.000ha thuộc địa phận các xã Long Phước, Bàu Cạn, Long An, Bình Sơn, Suối Trâu và Cẩm Đường thuộc huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Theo bản đồ, vị trí xây dựng cảng hàng không Long Thành nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 40km, cách cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất 43km và cách trung tâm thành phố Vũng tàu 48km. |
|
Cảng hàng không quốc tế Long thành có năng lực thiết kế tối đa 100 triệu khách/năm, 05 triệu tấn hàng hoá/năm, là sân bay cấp 4F theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không quốc tế ICAO, có khả năng tiếp nhận máy bay A380-800 và tương đương, hệ thống đường hạ cất cánh gồm 04 đường với kích thước mỗi đường là 4.000m dài x 60m rộng, đường lăn, sân đỗ tàu bay, khu nhà ga hành khách, hàng hóa, hệ thống đường giao thông, khu bảo dưỡng, sửa chữa máy bay, kho nhiên liệu hàng không, khu quản lý điều hành cảng và các công trình phụ trợ...v.v.
Hiện tại các Sở, Ban, Ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai đã thực hiện việc cắm và bàn giao mốc giới, ranh giới khu đất cho Cụm cảng Hàng không Miền Nam – đơn vị được giao nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể cảng hàng không quốc tế Long Thành. Các cơ quan chức năng cũng phối hợp với chính quyền địa phương thông báo rộng rãi trong nhân dân về quy hoạch, mốc ranh giới cảng hàng không để dân biết và bảo vệ các mốc giới này.
Trong tương lai, đây sẽ là một trong những cảng hàng không hiện đại và là điểm trung chuyển lớn trong khu vực. Khi hoàn thành cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ thay thế Tân Sơn Nhất và cảng hàng không Tân Sơn Nhất sẽ được sử dụng phục vụ hoạt động bay trong nước. |