Dự án » KDC Cảng Cây Khô

Khu dân cư Cảng Cây Khô


Tên dự án : Dự án KDC Cảng Cây Khô, Nhà Bè.
Vị trí dự án : Xã Phước Lộc, Huyện Nhà Bè: Đông giáp khu đân cư hiện hữu Bắc giáp Kênh Cây Khô, Nam giáp đường Nhơn Đức - Phước Lộc,  Tây và Nam giáp đường Đào Sư Tích.
Hình thức quản lý dự án : Khang An tự quản lý.

Thông tin đang cập nhật ...

Đã đền bù được 45.057,7 m2 tương đương 43 %.

Thời gian xây dựng dự kiến: 2014 - 2017.

105.004 m2 để xây dựng  khu dân cư, nhà biệt thự và tiện tích công cộng.

Nguồn  vốn đầu tư dự kiến: Vốn tự có, vốn vay và vốn ứng trước của khách hàng.

Công văn số 443/UBND ngày 07 tháng 6 năm 2007 của UBND H. Nhà Bè về việc ý kiến về quy hoạch khu bến bãi lên hàng, tiểu thủ công nghiệp và dân cư Cây Khô, xã Phước Lộc, H. Nhà Bè.

 

Công văn số 2670/TNMT-QHSDĐ ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tp.HCM về việc phúc đáp công văn số 08/2007/CV-KV ngày 20/3/2007 của Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Khang Việt về việc đề nghị hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ giao đất để đầu tư dự án khu dân cư xã Phước Lộc, Huyện Nhà Bè.

Thông tin đang cập nhật ...

Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

 

Tuyến đường này đi qua địa bàn TPHCM và tỉnh Đồng Nai, có chiều dài 55km. Tại quận 2, đường cao tốc sẽ đi qua phường An Phú; còn tại quận 9 sẽ qua 3 phường: Phú Hữu, Long Phước và Long Trường.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đường đi qua 4 huyện: Long Thành (xã Cẩm Đường, Tam An, TT Long Thành, Long An, Suối Trầu, Bình Sơn); Nhơn Trạch (xã Phước Thiền); Cẩm Mỹ (xã Xuân Quế, Sông Nhạn); Thống Nhất (xã Xuân Thạnh).
 


Vị trí điểm đầu: km0, vị trí giao giữa đường Lương Định Của với đường trục Đông-Tây, thuộc khu vực An Phú, quận 2. Điểm cuối: km54+983 (km1829+800-QL1A) cách ngã ba Dầu Giây hiện hữu khoảng 2,7km về phía đi Hà Nội, thuộc xã Xuân Thạnh, Thống Nhất, Đồng Nai.


Đoạn An Phú – Long Thành   (24,7km)

 

Điểm đầu ngã ba liên tỉnh Lương Định Của hiện hữu, tuyến cao tốc đi theo hướng Đông Bắc, song song với hương lộ 33 và sông Giồng Ông Tố, cách hương lộ 33 khoảng 1km, cắt đường Đỗ Xuân Hợp hiện hữu tại km3+200 - ranh giới giữa quận 2 và quận 9.



Từ quận 9 đi thẳng, song song và cách hương lộ 33 khoảng 500m về hướng Bắc, cắt HL33 (đoạn HL33 đi theo hướng Bắc-Nam) tại điểm trước cầu Ông Nhiêu khoảng 250m, sau đó đi lệch về hướng Đông-Nam, cắt vuông góc với sông Ông Nhiêu, sông Kinh, sông Tắc. Sau khi đi qua sông Ông Tắc, tuyến rẽ trái theo hướng Tây-Đông, cắt qua sông Đồng Nai tại km12+400 – ranh giới giữa TPHCM và Đồng Nai, vị trí giao cắt nằm cách cầu Đồng Nai hiện hữu khoảng 20km về phía hạ lưu.



Qua sông Đồng Nai (bắt đầu khu vực Đồng Nai), tuyến rẽ trái đi theo hướng Đông-Nam, cắt qua sông Nước Trong, Ngọn Cùng, Hàng Điều, Đồng Môn và cắt tỉnh lộ 25 tại khu vực Cầu Xéo, sau đó giao với QL51 tại điểm cách tuyến tránh Long Thành khoảng 800m về phía Nam.

 

Đoạn Long Thành - Dầu Giây

 

Qua thị trấn Long Thành, tuyến rẽ trái theo hướng Đông-Bắc cắt đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và suối Bưng Môn để vào khu vực nông trường Bình Sơn, tiếp tục theo hướng Đông-Bắc cách suối Bưng Môn 500m đến 800m dọc về phía Nam khu trung tâm xã Bình Sơn, sau đó cắt hương lộ 10 tại ngã ba hương lộ 10 – tỉnh lộ 25 cắt suối Trầu, suối Cầu Môn đi vào nông trường Ông Quế, cắt qua suối Sâu đi dọc tỉnh lộ 21 cắt sông Nhạn tại vị trí cầu hiện hữu khoảng 2,7km về phía đi Hà Nội, thuộc địa phận xã Xuân Thạnh, Thống Nhất, Đồng Nai.

 

Tiêu chuẩn kỹ thuật

 

- Đoạn An Phú – vành đai II: 100km/h

- Đoạn Vành đai II-Long Thành – Dầu Giây: 120km/h


- Các nút giao: là đường cao tốc loại A có tất cả 7 nút giao khác mức liên thông, 22 điểm vượt và chui.


- Cầu vượt sông: 17; cầu Long Thành và 6.369m dài cầu cạn.


Tổng mức đầu tư giai đoạn I: Tạm tính khoảng gần 10.000 tỷ đồng. Trong đó: vay thương mại (OCR) của Ngân hàng ADB: 300 triệu USD tương đương 53,28% tổng mức đầu tư; vốn ngân sách hỗ trợ: 40% tổng mức đầu tư (khoảng 3.604 tỷ đồng), bao gồm cả 100 triệu USD đối ứng và phân bổ trong 5 năm, mỗi năm khoảng 720,8 tỷ đồng; phát hành trái phiếu và huy động tư nhân 6,72% tương đương 605,8 tỷ đồng.


- Thời gian hoàn vốn: khoảng 25 năm


- Trước mắt làm phương án khẩn cấp theo đề nghị của TPHCM làm đoạn từ quận 2 đến Long Thành quy mô 1/2 giai đoạn I, phấn đấu hoàn thành vào năm 2009. Để kết nối với dự án đại lộ Đông-Tây, cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ của TPHCM dự kiến hoàn thành vào năm 2009.


- Kinh phí khoảng 3.623 tỷ đồng, trong đó ngân sách TPHCM đầu tư khoảng 417 tỷ đồng, còn 3.026 tỷ đồng sẽ do Công ty đường cao tốc (VEC) đầu tư bằng vốn phát hành trái phiếu và ngân sách Nhà nước.

 

Đại Lộ Đông – Tây

Thế là sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng con đường chiến lược, đại lộ Đông - Tâycủa TP.HCM, cũng đã được khởi công vào ngày 31/1/2005. Đây là tin vui lớn đối với mọi công dân thành phố.
Phát biểu phát lệnh khởi công, Thủ tướng Phan Văn Khải căn dặn: "Trên 600 triệu USD, chúng ta phải có trách nhiệm thực hiện sử dụng có hiệu quả. Làm sao khi công trình hoàn thành sẽ phát huy cao nhất tác dụng, giúp thúc đẩy thành phố

 

Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ hơn nữa". Thủ tướng gửi gắm và đề nghị chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các lực lượng thi công, tư vấn giám sát thực hiện nghiêm túc, chính xác kỹ thuật dự án đại lộ Đông Tây, đặc biệt là đường hầm Thủ Thiêm.

 

Con đường tơ lụa!


Để có thể sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản cho việc xây dựng một số dự án giao thông ưu tiên của TP.HCM, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã cử đoàn chuyên gia cao cấp (đoàn SAPROF) cùng phía Việt Nam khảo sát đánh giá, lựa chọn một số dự án giao thông đã được thành phố dự kiến triển khai.


Qua nghiên cứu các dự án cũng như đánh giá thực tế mạng lưới giao thông thành phố theo hiện trạng và quy hoạch, SAPROF đã chọn 3 trong số 25 dự án được đưa vào danh sách xem xét, là: Dự án đường dọc kênh (từ quốc lộ 1A huyện Bình Chánh đến ngã ba đường Yersin - Chương Dương gần cầu Calmette, quận 1; Dự án cầu hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn; Dự án nối cầu hầm Thủ Thiêm với xa lộ Hà Nội. Ba dự án trên được gộp lại và điều chỉnh tạo thành 1 tuyến đường nối từ quốc lộ 1 ở phía tây thành phố qua các đường Trần Văn Kiểu - Hàm Tử - Chương Dương, qua hầm Thủ Thiêm và nối vào xa lộ Hà Nội (tại Ngã ba Cát Lái - Q.2, phía đông thành phố). Ngày 05/7/2000, Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định đầu tư với tên dự án là “Dự án Xây dựng Đại lộ Đông - Tây TP.HCM”.


Dự án có chiều dài toàn tuyến 21,89km, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, tạo thành một tuyến trục giao thông Đông - Tây, kết nối hai đầu Đông Bắc - Tây Nam thành phố, cải thiện hệ thống giao thông nội thị hiện đang quá tải. Có đại lộ Đông – Tây, các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn để đi và về các tỉnh miền Đông và miền Tây sẽ không phải đi vào trung tâm thành phố. Đây sẽ là con đường huyết mạch nối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tạo thành mối liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

Dự án đại lộ Đông Tây tạo tiền đề cho việc giãn dân cư đô thị về phía Đông và phía Nam thành phố, đặc biệt góp phần quan trọng hình thành trung tâm thương mại mới ở Thủ Thiêm thuộc quận 2. Từ trước đến nay, mặc dù ở bên kia bờ con sông Sài Gòn, nhưng Thủ Thiêm là một bán đảo gần như cô lập với TP.HCM, vì giao thông trắc trở. Vì vậy, con đường hầm dài 1,49km của dự án cùng với 5 cây cầu sẽ đưa bán đảo Thủ Thiêm với diện tích 737ha nối liền với trung tâm thành phố và trở thành trung tâm của thành phố trong tương lai, khi TP.HCM xác định sẽ phát triển về hướng đông và hướng nam . Đại lộ Đông - Tây được coi là điểm nhấn quan trọng nhất của cửa ngõ đi vào Thủ Thiêm.
Một giá trị lớn khác của đại lộ Đông Tây, là cải tạo môi trường ven kênh, tạo vẻ mỹ quan thành phố. Khi đại lộ này hoàn thành, những nhà chòi ổ chuột của 10.000 hộ ở hai bên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé sẽ được thay bằng những công viên cây xanh, công trình công cộng. Đi cùng với công trình này sẽ là dự án nhà máy xử lý nước và chống ngập cho 3.000ha nội thành.


Hầm dìm đầu tiên ở Đông Nam Á

 

 

Hầm vượt sông Sài Gòn sẽ được thực hiện theo phương án hầm dìm. Phương pháp này có nhiều ưu thế hơn do có thể tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng và thời gian thi công. Cùng lúc với việc đào hầm, các cấu kiện cơ bản như khung hầm sẽ được đúc sẵn, sau đó đưa đến vị trí đã đào đủ độ sâu để đánh chìm xuống. Trường hợp làm hầm đào thì phải đổ bê-tông dưới nước, mất thời gian hơn rất nhiều. Một ưu điểm khác là chiều dài hầm dìm chỉ bằng 1/3 so với hầm đào; khoảng cách từ đỉnh hầm đến đáy sông chỉ 3-4m trong khi với hầm đào khoảng cách này sâu hơn gấp nhiều lần.
Hầm dìm dài khoảng 1,49km, rộng 33m (tương đương đường Nguyễn Huệ tại trung tâm quận 1 TP.HCM), cao 9m, có sáu làn xe, mỗi bên ba làn cho cả ôtô và xe máy, chưa kể hai làn thoát hiểm. Tốc độ thiết kế đạt 60 km/giờ, các phương tiện cơ giới phải bảo đảm tốc độ lưu thông như thiết kế. Như thế đã có thể rút ngắn thời gian rất nhiều so với lưu thông trên cầu Sài Gòn. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 105 hầm, trong đó hơn 30 là hầm dìm, phổ biến ở Nhật Bản, Hồng Kông, Thượng Hải, Australia, Mỹ, Anh... Riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước đầu tiên xây dựng hầm loại này.
Theo thiết kế, vấn đề an toàn được bảo đảm bằng các hệ thống kỹ thuật bên trong hầm như hệ thống thông gió, bơm nước, hút ẩm, chiếu sáng, thông tin liên lạc báo động, chống cháy nổ và những bộ phận tự động đo độ ồn, độ ẩm, khói bụi. Trường hợp tiếng ồn, độ ẩm quá mức cho phép, các bộ phận này sẽ báo động và tự điều chỉnh bằng cách hút ẩm ra bên ngoài hoặc báo lại trung tâm điều khiển ở cửa hầm, dự kiến xây dựng ở phía Thủ Thiêm. Trung tâm điều khiển được trang bị hệ thống camera theo dõi lưu thông và điều khiển tất cả các hệ thống bên trong hầm để xử lý kịp thời các tình huống. Mặt khác, hai bên hông hầm còn có hai đường thoát hiểm. Khi có sự cố, các cửa vào đường thoát hiểm sẽ mở ra cho các phương tiện tiếp tục lưu thông hoặc quay ngược trở lại. Một hệ thống cung cấp điện cũng được dự phòng cho trường hợp cúp điện.


Quyết tâm 1.000 ngày


Ông Nguyễn Văn Đua, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng ngày 11-1-2005 là “một ngày quan trọng của TP.HCM”, khi thành phố đặt bút ký hợp đồng hai gói thầu với hai nhà thầu Nhật Bản
. Dự án có tổng mức đầu tư 660.660 nghìn USD tương đương 9.863 tỷ VND, trong đó vốn ODA 428.276 nghìn USD tương đương 6.393 tỷ VND, chiếm 64,82% tổng mức đầu tư; vốn đối ứng 232.384 nghìn USD tương đương 3.470 tỷ VND, chiếm 35,18% tổng mức đầu tư. Đến nay Chính phủ Việt Nam và JBIC đã ký kết được 3 hiệp định vay với tổng số tiền là là 21.901 triệu yên Nhật, số còn lại sẽ được Chính phủ Việt Nam và JBIC ký trong hiệp định vay vốn cuối cùng vào tháng 3/2005.
Để có được mặt bằng giao cho nhà thầu, TP.HCM đã thực hiện đền bù giải tỏa trong 4 năm, gồm 6.754 hộ dân, 368 cơ quan, trên tổng diện tích 201,63ha. Bức xúc nhất hiện nay là dự án còn 3% khối lượng chưa giải tỏa xong, gây ra một số khó khăn. Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Trưởng ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM, những phần trọng yếu được thi công trong năm 2005 đã được giải tỏa 100%, giao cho chủ đầu tư. Theo cam kết của cả hai phía, dự án bắt buộc phải hoàn thành đúng tiến độ trong thời gian 3 năm, kể từ ngày khởi công xây dựng.

(TTQH tổng hợp)

 

  • *Họ tên:
  • *Điện thoại:
  • *Email:
  • Mua nhà   Nhà mẫu   Đăng ký tư vấn
  •