Dự án » Tân Tạo C

 Phối Cảnh Tân Tạo Khu C

  • Tên dự án: Dự án khu dân cư Tân Tạo C
  • Vị trí dự án: Đường Trần Đại Nghĩa, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân (gần ngã ba An Lạc-cửa ngõ phía Tây Tp.HCM), cạnh dự án Tân Tạo B.
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Khang An
  • Hình thức quản lý dự án: Xây dựng khu dân cư gồm cụm chung cư cao 14 tầng.

Khu dân cư Tân Tạo C có diện tích 4HA805,8 được quy hoạch đồng bộ với khu dân cư Tân Tạo ATân Tạo B. Xây dựng một khu dân cư mới, kết hợp với hạ tầng chính toàn khu đảm bảo đồng bộ về kiến trúc cảnh quan, về hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong toàn khu vực, đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu sinh sống và nghỉ ngơi của người dân có thu nhập vừa phải.

Vị trí dự án Tân Tạo C

 

Dự án nằm gần khu dân cư mới Tiến Thắng trên đường Trần Đại Nghĩa, thuộc phường Tân Tạo, quận Bình Tân, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 30 phút đi xe, khi đại lộ đông tây  hoàn thành chỉ mất 15 phút là có thể về tới trung tâm thành phố.

Tiến độ thực hiện:
  Đã đền bù được 26.573 m2, khoảng 62% dự án, phần còn lại dự kiến hoàn thành đền bù trong năm 2010. Công ty đã có chấp thuận địa điểm của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM. Đang xây dựng quy hoạch chi tiết 1/500.

Quy mô dự án  Tân Tạo C

 

Quy mô dự án:

Tổng diện tích khu đất quy hoạch : 42.806 m2
Diện tích đất ở : 8.880 m2
Diện tích đất chung cư : 8.880 m2
Diện tích đất công viên giao thông : 31.466 m2
Diện tích đất thương mại-dịch vụ : 2.460 m2
Mật độ xây dựng chung : 29 %
Tầng cao trung bình : 14 tầng
Hệ số sử dụng đất toàn khu : 3,28


Quy mô dự án: Khu chung cư cao tầng và công trình công cộng.

Nguồn vốn đầu tư: Vốn tự có, vốn vay và vốn ứng trước của khách hàng.

 

Khoản mục

Giá trị

Doanh thu

1.573.990.656.000

Tổng  chi phí

1.247.216.795.385

Lợi nhuận trước thuế

326.773.860.615

Thuế thu nhập DN

       81.693.465.154

Lợi nhuận sau thuế

     245.080.395.461

Cơ sở pháp lý:
  Công văn số 5138/TNMT-QHSDĐ của UBND Tp.HCM – Sở TNMT ngày 20/07/2009 về chấp thuận địa điểm đầu tư cho Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Khang AN đầu tư xây dựng khu nhà ở tại Phuờng Tân Tạo A, Quận Bình Tân. Thời gian bắt đầu xây dựng: Dự kiến 2011 Công ty sẽ tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hầm móng chung cư và xây dựng chung cư.

Thông tin đang cập nhật ...

Đại Lộ Đông – Tây

Thế là sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng con đường chiến lược, đại lộ Đông - Tâycủa TP.HCM, cũng đã được khởi công vào ngày 31/1/2005. Đây là tin vui lớn đối với mọi công dân thành phố.
Phát biểu phát lệnh khởi công, Thủ tướng Phan Văn Khải căn dặn: "Trên 600 triệu USD, chúng ta phải có trách nhiệm thực hiện sử dụng có hiệu quả. Làm sao khi công trình hoàn thành sẽ phát huy cao nhất tác dụng, giúp thúc đẩy thành phố

 

Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ hơn nữa". Thủ tướng gửi gắm và đề nghị chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các lực lượng thi công, tư vấn giám sát thực hiện nghiêm túc, chính xác kỹ thuật dự án đại lộ Đông Tây, đặc biệt là đường hầm Thủ Thiêm.

 

Con đường tơ lụa!


Để có thể sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản cho việc xây dựng một số dự án giao thông ưu tiên của TP.HCM, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã cử đoàn chuyên gia cao cấp (đoàn SAPROF) cùng phía Việt Nam khảo sát đánh giá, lựa chọn một số dự án giao thông đã được thành phố dự kiến triển khai.


Qua nghiên cứu các dự án cũng như đánh giá thực tế mạng lưới giao thông thành phố theo hiện trạng và quy hoạch, SAPROF đã chọn 3 trong số 25 dự án được đưa vào danh sách xem xét, là: Dự án đường dọc kênh (từ quốc lộ 1A huyện Bình Chánh đến ngã ba đường Yersin - Chương Dương gần cầu Calmette, quận 1; Dự án cầu hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn; Dự án nối cầu hầm Thủ Thiêm với xa lộ Hà Nội. Ba dự án trên được gộp lại và điều chỉnh tạo thành 1 tuyến đường nối từ quốc lộ 1 ở phía tây thành phố qua các đường Trần Văn Kiểu - Hàm Tử - Chương Dương, qua hầm Thủ Thiêm và nối vào xa lộ Hà Nội (tại Ngã ba Cát Lái - Q.2, phía đông thành phố). Ngày 05/7/2000, Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định đầu tư với tên dự án là “Dự án Xây dựng Đại lộ Đông - Tây TP.HCM”.


Dự án có chiều dài toàn tuyến 21,89km, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, tạo thành một tuyến trục giao thông Đông - Tây, kết nối hai đầu Đông Bắc - Tây Nam thành phố, cải thiện hệ thống giao thông nội thị hiện đang quá tải. Có đại lộ Đông – Tây, các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn để đi và về các tỉnh miền Đông và miền Tây sẽ không phải đi vào trung tâm thành phố. Đây sẽ là con đường huyết mạch nối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tạo thành mối liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

Dự án đại lộ Đông Tây tạo tiền đề cho việc giãn dân cư đô thị về phía Đông và phía Nam thành phố, đặc biệt góp phần quan trọng hình thành trung tâm thương mại mới ở Thủ Thiêm thuộc quận 2. Từ trước đến nay, mặc dù ở bên kia bờ con sông Sài Gòn, nhưng Thủ Thiêm là một bán đảo gần như cô lập với TP.HCM, vì giao thông trắc trở. Vì vậy, con đường hầm dài 1,49km của dự án cùng với 5 cây cầu sẽ đưa bán đảo Thủ Thiêm với diện tích 737ha nối liền với trung tâm thành phố và trở thành trung tâm của thành phố trong tương lai, khi TP.HCM xác định sẽ phát triển về hướng đông và hướng nam . Đại lộ Đông - Tây được coi là điểm nhấn quan trọng nhất của cửa ngõ đi vào Thủ Thiêm.
Một giá trị lớn khác của đại lộ Đông Tây, là cải tạo môi trường ven kênh, tạo vẻ mỹ quan thành phố. Khi đại lộ này hoàn thành, những nhà chòi ổ chuột của 10.000 hộ ở hai bên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé sẽ được thay bằng những công viên cây xanh, công trình công cộng. Đi cùng với công trình này sẽ là dự án nhà máy xử lý nước và chống ngập cho 3.000ha nội thành.


Hầm dìm đầu tiên ở Đông Nam Á

 

 

Hầm vượt sông Sài Gòn sẽ được thực hiện theo phương án hầm dìm. Phương pháp này có nhiều ưu thế hơn do có thể tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng và thời gian thi công. Cùng lúc với việc đào hầm, các cấu kiện cơ bản như khung hầm sẽ được đúc sẵn, sau đó đưa đến vị trí đã đào đủ độ sâu để đánh chìm xuống. Trường hợp làm hầm đào thì phải đổ bê-tông dưới nước, mất thời gian hơn rất nhiều. Một ưu điểm khác là chiều dài hầm dìm chỉ bằng 1/3 so với hầm đào; khoảng cách từ đỉnh hầm đến đáy sông chỉ 3-4m trong khi với hầm đào khoảng cách này sâu hơn gấp nhiều lần.
Hầm dìm dài khoảng 1,49km, rộng 33m (tương đương đường Nguyễn Huệ tại trung tâm quận 1 TP.HCM), cao 9m, có sáu làn xe, mỗi bên ba làn cho cả ôtô và xe máy, chưa kể hai làn thoát hiểm. Tốc độ thiết kế đạt 60 km/giờ, các phương tiện cơ giới phải bảo đảm tốc độ lưu thông như thiết kế. Như thế đã có thể rút ngắn thời gian rất nhiều so với lưu thông trên cầu Sài Gòn. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 105 hầm, trong đó hơn 30 là hầm dìm, phổ biến ở Nhật Bản, Hồng Kông, Thượng Hải, Australia, Mỹ, Anh... Riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước đầu tiên xây dựng hầm loại này.
Theo thiết kế, vấn đề an toàn được bảo đảm bằng các hệ thống kỹ thuật bên trong hầm như hệ thống thông gió, bơm nước, hút ẩm, chiếu sáng, thông tin liên lạc báo động, chống cháy nổ và những bộ phận tự động đo độ ồn, độ ẩm, khói bụi. Trường hợp tiếng ồn, độ ẩm quá mức cho phép, các bộ phận này sẽ báo động và tự điều chỉnh bằng cách hút ẩm ra bên ngoài hoặc báo lại trung tâm điều khiển ở cửa hầm, dự kiến xây dựng ở phía Thủ Thiêm. Trung tâm điều khiển được trang bị hệ thống camera theo dõi lưu thông và điều khiển tất cả các hệ thống bên trong hầm để xử lý kịp thời các tình huống. Mặt khác, hai bên hông hầm còn có hai đường thoát hiểm. Khi có sự cố, các cửa vào đường thoát hiểm sẽ mở ra cho các phương tiện tiếp tục lưu thông hoặc quay ngược trở lại. Một hệ thống cung cấp điện cũng được dự phòng cho trường hợp cúp điện.


Quyết tâm 1.000 ngày


Ông Nguyễn Văn Đua, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng ngày 11-1-2005 là “một ngày quan trọng của TP.HCM”, khi thành phố đặt bút ký hợp đồng hai gói thầu với hai nhà thầu Nhật Bản
. Dự án có tổng mức đầu tư 660.660 nghìn USD tương đương 9.863 tỷ VND, trong đó vốn ODA 428.276 nghìn USD tương đương 6.393 tỷ VND, chiếm 64,82% tổng mức đầu tư; vốn đối ứng 232.384 nghìn USD tương đương 3.470 tỷ VND, chiếm 35,18% tổng mức đầu tư. Đến nay Chính phủ Việt Nam và JBIC đã ký kết được 3 hiệp định vay với tổng số tiền là là 21.901 triệu yên Nhật, số còn lại sẽ được Chính phủ Việt Nam và JBIC ký trong hiệp định vay vốn cuối cùng vào tháng 3/2005.
Để có được mặt bằng giao cho nhà thầu, TP.HCM đã thực hiện đền bù giải tỏa trong 4 năm, gồm 6.754 hộ dân, 368 cơ quan, trên tổng diện tích 201,63ha. Bức xúc nhất hiện nay là dự án còn 3% khối lượng chưa giải tỏa xong, gây ra một số khó khăn. Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Trưởng ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM, những phần trọng yếu được thi công trong năm 2005 đã được giải tỏa 100%, giao cho chủ đầu tư. Theo cam kết của cả hai phía, dự án bắt buộc phải hoàn thành đúng tiến độ trong thời gian 3 năm, kể từ ngày khởi công xây dựng.

(TTQH tổng hợp)

 

 

Cao Tốc TP.HCM – Trung Lương

Tuyến đường này dài 61,9km, gồm 2 hệ thống đường: phần đường cao tốc dài 40km có điểm đầu tại Chợ Đệm (huyện Bình Chánh, TPHCM) và điểm cuối tại xã Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, Tiền Giang) và các tuyến đường nối dài 21,9km. Trong đó, đường nối từ Bình Thuận vào Chợ Đệm dài 3,7km (dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trong quý 1-2011), đường nối từ Tân Tạo vào Chợ Đệm dài 9,6km (đã hoàn thành),
 

đường nối từ ngã ba Lương Phú, ngã ba Đồng Tâm đến Trung Lương dài 8,8km (đã hoàn thành).

Ngoài ra, đường cao tốc TPHCM - Trung Lương còn kết nối với Tỉnh lộ 830 và Quốc lộ 62 (tỉnh Long An) bằng các nút giao khác mức.



Theo quy định, tốc độ lưu hành tối đa ở làn cạnh dải phân cách giữa là 100km/giờ, tốc độ tối thiểu là 60km/giờ. Tốc độ lưu hành tối đa ở làn dừng khẩn cấp là 80km/giờ, tốc độ tối thiểu là 50km/giờ. Khi mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn giữa các phương tiện là 50m nếu chạy với tốc độ 80km/giờ và 100m nếu chạy với tốc độ trên 80-100km/giờ.

 

Các phương tiện giao thông chỉ được “ra, vào” đường ở 4 nút giao: Chợ Đệm, Bến Lức, Tân An và Thân Cửu Nghĩa. Các xe có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/giờ, máy kéo, mô tô 2, 3 bánh, xe thô sơ, người đi bộ… không được đi trên đường cao tốc.


Tổng vốn đầu tư cho công trình gần 10.000 tỷ đồng. Việc thông xe đường cao tốc TPHCM - Trung Lương trước Tết Nguyên Đán 2010 có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động giao thông ở khu vực miền Tây Nam bộ. Nó sẽ góp phần giảm tải rất đáng kể cho trục Quốc lộ 1A từ TPHCM đi miền Tây Nam bộ, vốn đang quá tải trầm trọng.

  • *Họ tên:
  • *Điện thoại:
  • *Email:
  • Mua nhà   Nhà mẫu   Đăng ký tư vấn
  •