Tin tức
Dư nợ vay ngắn hạn 10 doanh nghiệp BĐS niêm yết quy mô vừa đã giảm hơn 30%

Ngày đăng: 03/12/2012

Dư nợ vay ngắn hạn 10 doanh nghiệp BĐS niêm yết quy mô vừa đã giảm hơn 30%
1
So với đầu năm, tại ngày 30/09/2012, bình quân hàng tồn kho của 10 doanh nghiệp bất động sản niêm yết đã giảm 6%, số dư tiền và tương đương tiền giảm 2,9%. Doanh thu thuần giảm 8,6% so với 9 tháng đầu năm 2011. 

Thống kê từ Báo cáo tài chính 10 doanh nghiệp bất động sản quy mô vừa niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh gồm:C21DXGHQCKACKDHKHANTB mẹ, NVNPTL và VPH cho thấy: 

Số dư tiền và tương đương tiền: Tại ngày 30/09/2012 đạt 444,657 tỷ đồng, giảm 2,89% so với hồi đầu năm. Trong đó, có 5 doanh nghiệp có số dư tiền tăng: HQC, VPH, KHA, NTB mẹ, PTL. 

Hàng tồn kho: là những sản phẩm dở dang bao gồm dự án bất động sản đã được đầu tư san lấp mặt bằng.... tại ngày 30/09/2012 đạt 7.109 tỷ đồng, giảm 6,4% so với đầu năm. Có 5 doanh nghiệp có hàng tồn kho giảm gồm: HQC, KAC, KDH, PTL, NVN. 5 doanh nghiệp này chiếm 56% giá trị hàng tồn kho của cả nhóm.
Dư nợ vay ngắn hạn 10 doanh nghiệp BĐS niêm yết quy mô vừa đã giảm hơn 30%  (1)



Vay và nợ vay ngắn hạn: Đây là điều đáng ghi nhận đối với nhóm doanh nghiệp này. Bởi tính chung dư nợ bất động sản của 10 doanh nghiệp tại ngày 30/09/2012 đạt 1.130,8 tỷ đồng, giảm 30,8% so với đầu năm. Phần lớn các doanh nghiệp đều có dư nợ vay ngắn giảm, ngoại trừ KHA, NTB mẹ, PTL và NVN. 
Dư nợ vay ngắn hạn 10 doanh nghiệp BĐS niêm yết quy mô vừa đã giảm hơn 30%  (2)

Tuy nhiên, đối với NVN các khoản vay và nợ vay ngắn hạn là vay các nhân khác vì vậy, chi phí trả lãi vay trong 9 tháng đầu năm 2012, cũng như 2011 đều không ghi nhận vào mục chi phí tài chính. 

Chi phí lãi vay đã giảm trong quý III, và giảm trong 9 tháng đầu năm hơn 8,8% so với cùng kỳ năm trước. C21 là doanh nghiệp duy nhất không có dư nợ vay ngắn và dài hạn vì vậy chi phí trả lãi vay cũng bằng 0. 

Xét về tăng trưởng doanh thu thuần: Tính chung 10 doanh nghiệp 9 tháng đầu năm đạt 1.372 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 8,6 so với cùng kỳ năm trước. Trong đó KAC, HQC và NTB mẹ là những doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu mạnh (>100%) so với cùng kỳ năm trước. 
Dư nợ vay ngắn hạn 10 doanh nghiệp BĐS niêm yết quy mô vừa đã giảm hơn 30%  (3)
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế, có 3 doanh nghiệp bị lỗ, 3 doanh nghiệp có lợi nhuận bị giảm, 4 doanh nghiệp có lợi nhuận tăng. 

Triển vọng quý IV?

3 doanh nghiệp bị lỗ tính chung 9 tháng đầu năm 2012 đều có đặc điểm chung là dư nợ vay ngắn hạn tăng khá mạnh so với đầu năm. NVN bị lỗ do hoạt động khác, hoạt động kinh doanh chính vẫn có lãi. Vì vậy so với PTL và NTB khả năng thoát lỗ của NVN sẽ cao hơn. 

Đối với nhóm 3 doanh nghiệp có lợi nhuận bị giảm gồm: DXG, KDH, C21. Báo cáo tài chính cho thấy C21 lợi nhuận 9 tháng giảm chủ yếu do không có doanh thu bán đất nền, các hoạt động kinh doanh cơ bản cho thuê văn phòng, dịch vụ tắm bùn ít biến động và mang lại lợi nhuận cho công ty. 

Trong khi đó, DXG đẩy mạnh hoạt động M&A các dự án bất động sản nhằm mục tiêu đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư vào các dự án bất động sản có tỷ suất lợi nhuận cao và thời gian thu hồi vốn nhanh. 

Điều này kỳ vọng sẽ mang lại DXG kết quả kinh doanh khả quan dù thị trường vẫn chưa có dấu hiệu tích cực. Bởi thời gian qua, DXG đã triển khai bán thành công các dự án Five Star, Gold Hill, Sunview 3.

Đối với nhóm 4 doanh nghiệp có lợi nhuận tăng: KAC, HQC, KHA, VPH. Mặc dù VPH có kết quả kinh doanh 9 tháng có tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, nhưng đây là mức lợi nhuận thấp, tính riêng quý III, VPH bị lỗ. 

Bên cạnh đó, hàng tồn kho của VPH tại ngày 30/09/2012 đạt 1.376 tỷ đồng, chiếm 80% tổng tài sản, tăng 11,6% so với đầu năm; cùng với dư nợ vay ngắn hạn cao 251,6 tỷ đồng là một “sức ép” khá lớn cho ban điều hành của doanh nghiệp này.

Báo cáo tài chính quý III/2012 cho thấy, VPH được giải ngân vay ngắn hạn, dài hạn 145,8 tỷ đồng, trong khi phải chi trả nợ gốc vay trong kỳ là 193,5 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương 6,2 tỷ đồng nhờ tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. 

Trong khi với HQC, nếu như những tháng đầu năm 2012, HQC phải đối mặt với lượng hàng tồn kho cao, doanh thu giảm trong khi chi phí quản lý tăng, cơ cấu tài chính có khả năng mất cân đối; và đối mặt với tin đồn về khả năng phá sản, thì trong quý III HQC đã có những dấu hiệu phục hồi. Cụ thể: 

Dư tiền tăng, nợ vay ngắn hạn giảm mạnh, hàng tồn kho đã giảm dù không cao. Điều này ghi nhận những nỗ lực tái cấu trúc - tập trung vào hoạt động kinh doanh chính, chuyển hướng tập trung mạnh vào phân khúc căn hộ phục vụ đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và trung bình. 

Sự thành công trong phân phối với chuỗi dự án Cheery cũng như HQC sẽ tiếp tục tung ra thị trường dự án Cheery 4 Complex tại Thủ Đức vào tháng 12/2012 kỳ vọng HQC sẽ phục hồi và đạt được sự tăng trưởng lợi nhuận cả năm 2012. 

Q. Nguyễn

Theo TTVN